Bài 19. Một số thân mềm khác

#shorts Mực săn mồi
#shorts Mực săn mồi

Bài 19. Một số thân mềm khác

BÀI 19: MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC

I. Lý thuyết

1. Một số đại diện

– Đặc điểm của từng đại diện

+ Ốc sên: lớp vỏ xoắn ốc, không đối xứng, di chuyển chậm chạp

+ Mực: sống bơi lội ở biển, di chuyển vằng tua và vây bơi, mắt lớn

+ Bạch tuộc: sống ở biển, có 8 tua, mai lưng tiêu giảm

+ Sò: có 2 mảnh vỏ, sống chui rúc ở đáy biển

+ Ốc vặn: vỏ ốc xoắn dài, con non phát triển trong khoang áo ốc mẹ

– Kết luận:

+ Ngành thân mềm có số loài rất lớn (khoảng 70 nghìn loài) lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới.

+ Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ.

+ Một số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền

Bài Hay  Bài 2 trang 67 SGK Sinh học 7>

+ Mực, bạch tuộc có lối sống tự do, săn mồi tích cực

Hệ thần kinh của thân mềm phát triển và tập trung, hạch não phát triển

Mực có hộp sọ để bảo vệ não

\(\rightarrow\) Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển

a. Tập tính để trứng ở ốc sên

– Tự vệ bằng cách co rút cơ thể vào vỏ

– Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng

\(\rightarrow\) bảo vệ trứng không bị động vật khác ăn, nhờ nhiệt độ trong đất cho trứng nở

b. Tập tính ở mực

– Mực săn mồi bằng 2 cách: đuổi bắt mồi và rình bắt mồi một chỗ

+ Đuổi bắt mồi: mực xác định con mồi, đuổi theo và dùng tua dài bắt lấy con mồi

+ Rình bắt mồi: mực lặn trong rong rêu đợi mồi, dùng tua dài bắt lấy mồi

– Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù để trốn. Hỏa mù mặc phun ra che mắt động vật khác, còn mực di chuyển ngược lại

Bài Hay  Đằng sau kỹ nghệ săn mồi của bạch tuộc

II. Hướng dẫn trả lời

Câu 1: Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên đế lại dấu vết trên lá như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:

Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ớ độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.
Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.

Câu 2: Nêu một số tập tính của mực.
Hướng dẫn trả lời:
Ngoài tập tính săn mồi bằng cách rình bắt, hay phun “hỏa mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy, mực còn có các tập tính sau:
– Chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.
– Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối (tay giao phôi). Ớ một số loài, tay giao phối có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng bơi đến thụ tinh cho con cái.

Bài Hay  Cách chọn mua mực tươi ngon và cách bảo quản mực đúng cách

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Ốc sên tự vệ như thế nào ? Ý nghĩa việc đào hang đẻ trứng của ốc ?

Câu 2: Mực săn mồi và tự vệ như thế nào ? Hoả mù mực che mắt động vật khác có gây khó khăn gì cho mực không ?

Câu 3: Vì sao mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp vào cùng một ngành ?

Bạn đang xem bài viết: Bài 19. Một số thân mềm khác. Thông tin do Elive chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment