Cách làm trà sữa ủ lạnh nhanh gọn lẹ công thức mới nhất 04

TIN NÓNG BÓNG ĐÁ 30/4| BENZEMA LẬP HATTRICK, CHELSEA BỔ NHIỆM POCHETTINO SỚM, CAMPUCHIA LÊN ĐẦU BẢNG
TIN NÓNG BÓNG ĐÁ 30/4| BENZEMA LẬP HATTRICK, CHELSEA BỔ NHIỆM POCHETTINO SỚM, CAMPUCHIA LÊN ĐẦU BẢNG

Càng ngày, càng có nhiều phương pháp pha trà được mọi người sáng tạo hoặc du nhập từ nước ngoài. Trong các phương pháp ấy, được nhiều người ưa thích bởi cách pha đó làm cho vị trà luôn ngọt, hậu ngọt sâu, không chát, khi uống rất dễ chịu. Người hay uống sẽ diễn tả từ “smooth” có nghĩa là cảm nhận được tròn vị trà ở toàn bộ vị giác nơi cuống lưỡi. Sau đó nuốt xuống không để cảm giác đắng chát, lợn cợn mà thay vào đó là ngọt và nhẹ nhàng. Đó là cách làm trà Cold Brew – đang làm mưa là gió trong mùa hè năm nay. Cùng xem Cách làm trà sữa ủ lạnh công thức mới nhất 04/2023 nhé!

Trà cold brew là gì?

Chắc hẳn, cold brew không còn lạ lẫm gì với dân nghiền trà và cà phê. Cold brew được hiểu là thức uống ủ lạnh, tức là thay vì dùng nước nóng pha trà, thêm đá thì bạn sẽ dùng nước có nhiệt độ mát đến lạnh để ủ trà trong vòng 8 – 12 tiếng. Đây là cách ủ trà mới và rất được yêu thích hiện nay bởi sự tiện lợi, trẻ trung và rất “chill” nữa.

Trà ủ lạnh còn gọi là Cold Brew Tea, là trà được ngâm trong nước lạnh hoặc nước ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài. Quá trình ủ lá trà diễn ra từ từ, sử dụng thời gian chứ không phải nhiệt độ để giải phóng hương vị.

Tỷ lệ trà với nước thường là 40% trà đến 60% nước tùy thuộc vào độ mạnh mong muốn. [2] Pha lạnh yêu cầu một lượng trà cao hơn nhiều để đảm bảo rằng đủ hương vị được chiết xuất vào nước. Trà đã ngâm thường được để ủ trong nhiệt độ phòng hoặc tủ lạnh trong 16–24 giờ.

Nguồn gốc của trà lạnh

Nhiều người nghĩ rằng trà pha lạnh chỉ mới có gần đây. Sự thật là nó đã ra đời từ lâu lắm rồi, trước cả sự có mặt của cà phê pha lạnh. Các bằng chứng cho thấy trà pha lạnh đã xuất hiện ở Nhật trước những năm 1600. Khi đó, người Nhật đã có thói quen dùng trà pha lạnh hàng ngày bằng cách ngâm lá trà với nước sông mát lạnh trong một thời gian.

Trong khi sự ra đời của kỹ thuật pha lạnh xuất phát từ việc pha trà lạnh ở Nhật Bản, nhưng phương pháp này đã không được phát triển mạnh cho đến khi áp dụng cho cà phê. Thành phố Kyoto của Nhật Bản là nơi đầu tiên áp dụng kỹ thuật pha lạnh này với cà phê – một cách uống trở nên phổ biến với các thương nhân châu Âu vào thời điểm đó vì cà phê là một sản phẩm có giá trị được bán khắp thế giới.

Từ Hà Lan và Pháp cho đến Cuba và Bắc Mỹ, tất cả các quốc gia rải rác trên thế giới đều đã dùng nghệ thuật pha lạnh này, ngay cả khi các sản phẩm pha lạnh không phải là trà. Sự phổ biến và bùng nổ của tiêu dùng nói chung đã mở ra cánh cửa cho Nhật Bản trong việc tiếp thị những đồ uống pha lạnh này trên máy bán hàng tự động và cửa hàng tiện lợi của họ. Hàng ngàn nhân viên pha chế cà phê ở khắp thế giới đã thực hiện thử thách cải biên từ kỹ thuật pha lạnh cơ bản để tạo ra những thức uống lạnh có nét độc đáo riêng.

Gần đây, trà pha lạnh đã quay về điểm xuất phát. Mặc dù phải mất một thời gian để trà pha lạnh được đưa vào tầm ngắm, đặc biệt từ khi cà phê pha lạnh có được danh tiếng và cơ đồ, nó cũng đã thu được khá nhiều sau nhiều thập kỷ và đã gặt hái được những lợi ích đã gieo.

Bài Hay  Cách làm trà ủ lạnh cold-brew siêu ngon

Các loại trà dùng để pha lạnh

Trà trắng

Trà trắng hay còn gọi là bạch trà sẽ tạo nên hương vị Cold Brew rất dễ chịu, hậu ngọt thanh cùng cảm giác thật dịu êm khi uống. Đây là loại trà có chứa rất ít caffeine và là loại trà hiếm hoi chưa qua chế biến. Trà tạo nên mùi thơm thoảng nhẹ, tựa mùi lá mận non vô cùng quyến rũ khi được ủ Cold Brew.

Trà xanh

Đây cũng là loại trà được yêu thích và lựa chọn sử dụng rất nhiều để ủ lạnh. Trà xanh Cold Brew có hương vị rất tươi mới, sảng khoái và đặc biệt không hề bị đắng.

Sau khi pha, trà xanh có mùi hương lan tỏa, thoảng nhẹ mang đến cảm giác thanh tân khó tả. Bạn có thể kết hợp trà xanh cùng lá bạc hà để thu được thành phẩm Cold Brew thú vị.

Trà ô long

Trà ô long sau khi được ủ lạnh sẽ có hương vị bùng nổ, thích hợp sử dụng cho một ngày dài cần tỉnh táo. Vị chát của trà được giảm đi sau khi ủ, nhường chỗ cho vị ngọt thanh, rất “mượt”. Ngoài ra, khi uống lạnh, bạn sẽ cảm nhận được dư vị rất thơm của trà. Đó có thể là hương hoa, chocolate hoặc hương mật ngọt tùy theo mức độ oxy hóa của trà. Để pha chế Cold Brew, trà ô long đỏ (ô long Kim Tuyên) và ô long xanh được lựa chọn phổ biến hơn cả. Chúng sẽ tạo nên thành phẩm Cold Brew đặc biệt cả về hương vị lẫn chất lượng.

Trà thảo mộc

Trà trái cây hoặc trà thảo mộc đều là những sự lựa chọn phù hợp để làm trà Cold Brew. Thành phẩm thu được có hương vị dịu nhẹ, tinh tế, hoàn toàn không bị gắt và đắng chát. Hương vị trà được giữ nguyên trọn vẹn, đậm chất thiên nhiên từ cây cỏ, hoa lá. Khi pha chế thành Cold Brew, trà thảo mộc sẽ giảm bớt lượng caffeine để bạn cảm nhận trọn vẹn vị tinh túy tươi mát. Bạn hãy khám phá những sự mới mẻ này với các nhóm trà thảo mộc như: yerba mate, guayusa…

Trà rooibos

Trà Rooibos hay còn gọi là Hồng trà Nam Phi tạo nên hương vị Cold Brew rất thơm ngon, nhẹ nhàng và giàu chất chống oxy hóa. Khi pha chế, hồng trà Nam Phi không cần phải tráng qua bằng nước nóng để ủ lạnh. Trà sau khi pha có màu cam đỏ đặc trưng, trong veo tựa hổ phách. Hương thơm thanh mát, vị ngọt dịu nhẹ, tự nhiên sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận tuyệt vời khi thưởng thức.

Trà đen

Trà đen ủ lạnh sẽ vừa giúp giải khát rất tốt vừa giữ cho bạn sự tỉnh táo. Trà có hương vị mạnh, đậm đà và quyến rũ. Chỉ cần nhấp đôi ba ngụm, trà có khả năng đánh thức các giác quan, xâm chiếm trọn tâm trí của những kẻ mê trà. Sau khi ủ, trà có màu hổ phách, đỏ hoặc nâu sẫm. Hương vị có thể từ mặn đến ngọt tùy thuộc vào thời gian trà được xử lý và lên men. Bạn có thể kết hợp trà đen và các loại trà thảo mộc có vị đào, dứa, xoài, atiso đỏ… khi pha chế Cold Brew.

Có thể bạn quan tâm:

  1. Cách làm sữa hạnh nhân mè đen đơn giản nhất
  2. Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm siêu đơn giản
  3. Cách làm trà sữa xoài matcha trân châu đen
  4. Hướng dẫn Cách làm trà sữa xoài ngon như ở quán
  5. Các Cách làm trà sữa với Whipping Cream siêu độc lạ
  6. Cách làm trà sữa việt quất siêu đơn giản dễ thực hiện

Công thức pha trà lạnh Cold Brew

Thành phần

  • 1 thìa café lá trà (khoảng 3 gram) hoặc 2 tép túi lọc (2gram/tép) cho mỗi 300 ml nước
  • Lượng nước lạnh tương ứng với lượng trà
  • Phụ liệu khác tùy chọn: các loại siro, mật ong, cam canh tươi lát, bạc hà tươi, đào tươi, cánh hoa, dưa leo…

Hướng dẫn

Công thức pha trà lạnh Cold Brew đơn giảnCông thức pha trà lạnh Cold Brew đơn giản: thêm lá trà, thêm nước lanh, đậy nắp và cho vào tủ lạnh

Đổ đầy nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước lạnh vào bình thủy tinh.

Thêm lá trà vào: bạn chỉ cần đơn giản cho lá trà vào bình đựng hoặc bỏ là trà vào túi lọc trà (tea strainer) trước khi cho vào bình để dễ dàng loại bỏ xác trà sau này.

Đậy bình bằng nắp hoặc khăn phủ và đặt vào tủ lạnh.

Bài Hay  Bật mí công thức pha trà sữa Phúc Long chuẩn vị ngay tại nhà

Để trà ngâm trong nước lạnh: trà xanh và trà trắng nên ngâm trong vòng 6-8 giờ trong khi trà đen, trà ô long, trà pu-erh và trà thảo mộc nên ngâm trong 8-10 giờ.

Nếm trà vài giờ một lần để tìm ra hương vị mong muốn của bạn. Khi trà ngâm xong, loại bỏ bả trà bằng cách đổ trà qua một lưới lọc mịn.

Thêm hương phụ liệu hoặc phục vụ thêm đá viên nếu muốn và thưởng thức tách trà cold brew của bạn!

Hướng dẫn pha trà ô long Cold Brew đơn giản tại nhà

Giờ đây, bạn đã hiểu rõ trà Cold Brew là gì rồi đúng không. Và sẽ thật tuyệt vời nếu thưởng thức mẻ trà do chính tay mình lựa chọn nguyên liệu và thực hiện. Sau đây, Plantrip Cha sẽ hướng dẫn bạn cách pha trà ô long Cold Brew đơn giản tại nhà.

Chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị cho 500ml trà Cold Brew ủ lạnh gồm có:

  • Trà ô long túi lọc (2-3 túi) hoặc trà lá (5-10g)
  • Nước nguội: 500 ml
  • Chai đựng và tủ lạnh là những vật dụng không thể thiếu.

Các bước thực hiện

  • Bạn cần rửa sạch chai đựng, để ráo nước hoặc tráng lại bằng nước lọc.
  • Tiến hành cho trà ô long vào chai, đổ nước vào và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Đối với trà ô long hoặc trà xanh, bạn cần ủ lạnh ít nhất từ 6 đến 8 tiếng. Trà trắng sẽ cần ủ tối thiểu từ 4 đến 5 tiếng. Các loại trà còn lại cần được ủ ít nhất 10 tiếng để ra được hương và vị trọn vẹn.
  • Sau vài lần thực hiện, bạn có thể chỉnh lại lượng trà, nước và thời gian ủ để có được hương vị yêu thích và phù hợp nhất.
  • Với lá trà ô long, bạn có thể ủ lạnh 2 lần. Thời gian ủ của lần sau sẽ gấp 1.5 lần so với lần ủ trước. Hương và vị của lần ủ thứ 2 sẽ giảm đi. Trong khi đó, trà hoa, trà thảo mộc thường chỉ ủ 1 lần.
  • Sau khi ủ, bạn hãy rót trà ra cốc, thêm đường hoặc mật ong tùy khẩu vị. Một lát cam, chanh hoặc dâu tây nghiền cũng là những gợi ý thú vị giúp tăng hương vị cho trà. Bạn cũng có thể thêm đá nếu thích uống lạnh hơn.

Cách làm trà sữa ủ lạnh đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm Trà sữa ủ lạnh (cold brew): Cho 1 ly

  • Trà đen 2 muỗng cà phê
  • Sữa tươi có đường 225 ml
  • Nước nóng 50 ml
  • Đá viên 100 gr
  • Đường/ muối 1 ít

Trà đen (hồng trà) là gì? Mua ở đâu?

Trà đen hay còn được gọi là hồng trà được làm từ búp non của cây chè xanh đem phơi héo, rồi trải qua quá trình oxy hóa bằng cách vò lá chè và đem ủ lên men ở nhiệt độ 24 -26 độ C và độ ẩm không khí là 95 – 98%.

Loại trà này có 2 cách gọi vì, trà khi chưa pha có màu đen và khi pha ra có màu hồng đỏ hay nâu đỏ sẫm.

Trà đen (hồng trà) có vị thơm, chát nhẹ và thường được dùng để pha các loại đồ uống cùng với trái cây ngâm như hồng trà vải, hồng trà đào hoặc dùng để pha các loại trà sữa.

Cách chế biến Trà sữa ủ lạnh (cold brew)

Ngâm trà

Cho 2 muỗng cà phê trà đen vào bình thủy tinh nhỏ, đổ tiếp khoảng 50ml nước nóng vào, lắc nhẹ và ủ trà trong 5 phút.

Bước 1 Ngâm trà Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 1 Ngâm trà Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 1 Ngâm trà Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 1 Ngâm trà Trà sữa ủ lạnh (cold brew)

Thêm sữa vào trà ngâm

Sau 5 phút, bạn cho tiếp 1 muỗng canh đường và 1 ít muối vào bình trà đã ủ. Tiếp theo đổ 225ml sữa tươi có đường vào và lắc nhẹ đều tay.

Bước 2 Thêm sữa vào trà ngâm Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 2 Thêm sữa vào trà ngâm Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 2 Thêm sữa vào trà ngâm Trà sữa ủ lạnh (cold brew)

Làm lạnh trà sữa

Đặt bình trà sữa vừa làm vào ngăn mát tủ lạnh và để ủ trong khoảng 12 – 24 giờ.

Bước 3 Làm lạnh trà sữa Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 3 Làm lạnh trà sữa Trà sữa ủ lạnh (cold brew)

Hoàn thành

Sau khi trà sữa được ủ lạnh qua đêm, bạn dùng rây lọc để lọc phần trà sữa này và loại bỏ phần xác trà đi. Sau cùng bạn cho đá vào ly, đổ trà sữa ủ lạnh vào và thưởng thức nhé!

Bài Hay  CÁCH PHA TRÀ SỮA ĐÓNG CHAI NGON NHƯ CHUỖI THƯƠNG HIỆU

Bước 4 Hoàn thành Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 4 Hoàn thành Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 4 Hoàn thành Trà sữa ủ lạnh (cold brew)Bước 4 Hoàn thành Trà sữa ủ lạnh (cold brew)

Thành phẩm

Trà sữa ủ lạnh (cold brew) mang hương thơm trà đen nồng nàn hòa quyện hoàn hảo cùng vị ngọt nhẹ của sữa tươi đem đến một sự “dịu dàng” cho vị giác của bạn, chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê chỉ với ngụm đầu tiên.

Đây là phương pháp pha trà sữa mà không phải ai cũng biết, bằng cách này sẽ giúp cho vị trà bớt đắng chát nhưng vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng.

Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa ủ lạnh

Video hướng dẫn chi tiết cách làm trà sữa ủ lạnh

YouTube video

Nơi bán nguyên liệu làm trà sữa ủ lạnh?

Bạn có thể mua nguyên liệu làm trà sữa ủ lạnh tại các cửa hàng tiện lợi, hoặc bạn có thể đến bách hoa xanh đều có bán các nguyên liệu có sẵn. Hoặc có thể đặt hàng trên các trang mạng thương mại điện tử như tiki, shoppe, lazada….

Tại sao bạn nên dùng trà ủ lạnh?

Trong trà có chứa Theanin, Caffeine và Tanin – Đây cũng là các yếu tố tác động đến vị của trà.

Trong đó Tanin (một Polyphenol – chất chống Oxy Hoá, ngăn ngừa ung thư & bệnh tim) hoà tan tốt trong nước nóng. Tanin tan càng nhiều, vị trà sẽ càng đắng.

Theanin (một loại Axit Amin giúp não cảm thấy thư giãn, tỉnh táo) rất nhẹ và dễ bị mất đi khi gặp nhiệt độ cao.

Chính vì vậy, pha trà bằng công thức ủ lạnh sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và giữ được vị thơm của trà, không bị quá đắng.

Với công thức này, hy vọng chị em sẽ bắt đầu ngày mới một cách thật bình tĩnh và đầy thần thái, sẽ không vì những câu chuyện hay những lời đá xéo tủn mủn mà tụt tâm trạng, ảnh hưởng tới công việc.

Cách bảo quản trà sữa ủ lạnh đúng cách

– Bạn nên cho trà sữa vào trong ngăn mát tủ lạnh và cài đặt mức nhiệt độ trung bình.

– Lưu ý trước khi cho trà sữa vào tủ lạnh, bạn cần bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm để tránh lẫn mùi từ những thực phẩm khác.

– Khi bảo quản trà sữa trong tủ lạnh thì nên tách riêng phần trà sữa và trân châu, topping để tránh bị kết dính lại hoặc sẽ bị cứng không còn ngon nữa.

– Nếu muốn giữ được hương vị thơm ngon cho ly trà ở điều kiện thường, bạn đặt ly trà ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.

Kết luận

Bạn thấy đấy, nhâm nhi một ly trà mát lạnh vào mùa hè là một trong những cách thư giãn và chăm sóc cơ thể sau những giờ làm việc căng thẳng, oi bức. Hãy thử làm trà cold brew theo công thức mới nhất 04/2023, thay đổi chút phong cách thưởng thức trà xem sao bạn nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công thức trà sữa độc đáo khác như:

  • 4 Cách làm trà sữa sương sáo siêu nhanh, siêu đơn giản
  • Tổng hợp Cách làm trà sữa than tre siêu đơn giản
  • Cách làm trà sữa tiramisu kem và trà sữa tiramisu kem phô mai
  • 7 Cách làm trà sữa trân châu Socola đơn giản chỉ 30 phút
  • 5 Cách làm trà sữa váng phô mai đơn giản dễ làm
  • 9 Cách làm trà sữa với bột kem béo đơn giản tại nhà
  • 6 Cách làm trà sữa với bột rau câu cá dẻo chỉ trong 15 phút
  • Cách làm trà sữa với whipping cream chuẩn vị công thức
  • Những cách làm trà sữa yakult nhanh chóng chỉ trong 20 phút
  • 9 Cách làm trà sữa yến mạch chuẩn vị nhà hàng
  • 6 Cách làm trà đào Macchiato thơm ngon đơn giản tại nhà
  • 10 Cách làm trà đào kem Cheese đơn giản tại nhà
  • 5 Cách làm trà hoa đậu biếc Macchiato ngon, lạ, siêu dễ
  • 4 Cách làm matcha latte thạch trà xanh chỉ trong 20 phút
  • 5 Cách làm bột trà xanh đơn giản tại nhà chỉ trong 20 phút

Bạn đang xem bài viết: Cách làm trà sữa ủ lạnh nhanh gọn lẹ công thức mới nhất 04. Thông tin do Elive chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment