Động cơ 3 pha là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo

Cách Làm Máy Phát Điện Vĩnh Cửu
Cách Làm Máy Phát Điện Vĩnh Cửu

Động cơ 3 pha thường được dùng chủ yếu trong công nghiệp, khác với động cơ 1 pha thường được dùng trong dân dụng. Hôm nay Uniduc sẽ giới thiệu đến các bạn động cơ 3 pha là gì, nguyên lý và cấu tạo ra sao. Mời các bạn xem tiếp ở phần nội dung sau đây.

I. Động cơ điện xoay chiều 3 pha là gì?

Động cơ 3 pha là máy điện không đồng bộ sử dụng dòng điện xoay chiều 3 pha, chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp, dây chuyền sản xuất lớn (máy bơm li tâm trục đứng, trục ngang,…).

Dòng điện 3 pha chạy qua nam châm điện đặt lệch trên một vòng tròn sẽ tạo ra từ trường quay. Các cuộn dây được bố trí tương tự như trong máy phát điện 3 pha. Song, trong động cơ điện, người ta đưa dòng điện từ ngoài vào các cuộn dây 1, 2, 3.

Khi motor điện xoay chiều 3 pha được đấu vào lưới điện 3 pha thì từ trường quay được tạo ra sẽ làm rotor quay trên trục. Chuyển động của rotor được trục máy truyền ra ngoài và được dùng để vận hành các máy công cụ hay cơ cấu chuyển động khác.

Bạn có thể xem thêm thông tin:

Top 10 nồi chiên không dầu tốt nhất hiện nay Top máy lọc nước tại vòi tốt nhất 2021

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ 3 pha.

1. Cấu tạo của động cơ điện 3 pha: bao gồm 2 phần chính đó là stator và rotor.

  • Phần stator: Bộ phận stator được ghép từ các tấm thép kỹ thuật điện mỏng, bên trong có xẻ rãnh hoặc là khối thép đúc. Hình dưới thể hiện cách mà các lá thép được gắn vào khung. Chỉ có một số lá thép được hiển thị ở đây, dây quấn đi qua các rãnh của stator.
  • Phần rotor: Đây là phần quay của động cơ được ghép từ nhiều thanh kim loại tạo thành một cái lồng hình trụ. Rotor được chia thành 2 loại: rotor lồng sóc (được tạo thành từ các thanh kim loại song song) và dây quấn.
Bài Hay  Người đàn ông dành 7 năm tự chế tuabin gió phát điện - VnExpress

2. Nguyên lý hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện xoay chiều 3 pha là: khi ta cho dòng điện 3 pha có tần số f vào 3 dây quấn stator, chúng sẽ tạo ra từ trường quay có tốc độ là n1 = 60f/p. Từ trường quay này sẽ cắt các thanh dẫn của dây quấn rotor và cảm ứng các sức điện động. Dây quấn rotor được nối kín mạch. Vì thế, sức điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong các thanh dẫn rotor. Lực tác dụng tương hỗ của từ trường quay của máy và thanh dẫn mang dòng điện rotor, làm rotor quay với tốc độ n < n1 và cùng chiều với n1. Rotor n luôn có tốc độ quay nhỏ hơn tốc độ từ trường quay n1. Nếu tốc độ của chúng bằng nhau, trong dây quấn rotor sẽ không còn sức điện động và dòng điện cảm ứng, lực điện từ là bằng 0.

Hệ số trượt của tốc độ: s = (n1-n)/n1

Tốc độ của động cơ: n= 60f/p.(1-s) (vòng/phút)

3. Các công thức của động cơ điện 3 pha.

3.1 Tính công suất thực tế của động cơ:

P = Vrms Irms cos φ. Trong đó:

  • P là công suất thực, được tính bằng watt (W)
  • V rms là điện áp rms = V đỉnh/ 2, đơn vị tính theo vôn (V)
  • I rms là dòng điện rms = I pic/ 2, đơn vị tính theo ampe (A)
  • φ là góc được tính bằng giai đoạn khác biệt cùng với giai đoạn trở kháng giữa điện áp và dòng điện.

3.2 Công thức tính công suất phản kháng, chính là công suất lãng phí của động cơ được tính như sau:

Q = Vrms Irms sin φ. Trong đó:

  • Q là công suất phản kháng được đo trong volt – ampere – Reactive (VAR)
  • V rms gọi là điện áp rms = V đỉnh/ 2, được tính theo đơn vị Vôn (V)
  • I rms được gọi là dòng rms = I pic / 2, được tính theo đơn vị Ampe (A)
  • φ là góc được tính = giai đoạn khác biệt của giai đoạn trở kháng ở giữa điện áp và dòng điện.
Bài Hay  Hướng Dẫn Cách Làm Máy Phát Điện Bằng Sức Gió Từ Motor, Máy Phát Điện Gió Mini: Cấu Tạo, Nguyên Lý, Ưu

3.3 Công thức tính công suất suất biểu kiến.

S = V rms I rms, trong đó:

  • S là công suất biểu kiến ở trong Volt-ampe (VA)
  • V rms là điện áp rms = V đỉnh/ 2 được tính theo Vôn (V)
  • I rms là dòng rms = I pic / 2 trong đơn vị Amperes (A)

3.4 Công thức tính hiệu suất động cơ được tính như sau: H = A/ Q. Trong đó:

  • A chính là công mà động cơ điện thực hiện được, đơn vị tính là Jun (J).
  • Q là nhiệt lượng do nhiên liệu do động cơ bị đốt cháy tỏa ra ngoài. Đơn vị tính là Jun (J).

Bạn có thể xem thêm:

Máy lọc không khí là gì? Top máy lọc không khí tốt nhất 2021 Máy massage chân, top những loại máy massage tốt nhất hiện nay

III. Công dụng của động cơ điện 3 pha.

Động cơ điện 3 pha được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Nhờ nó sử dụng điện áp 3 pha ở tần số 50Hz mà động cơ được hoạt động ổn định.

Động cơ 3 pha có các ứng dụng chính sau đây:

  • Động cơ máy bơm nước 3 pha
  • Động cơ máy phát điện xoay chiều
  • Động cơ motor giảm tốc
  • Động cơ motor kéo
  • Xe tự hành agv

Ngoài ra còn có một số ứng dụng khác trong công nghiệp như:

  • Máy bơm nước: cấp nước dây chuyền sản xuất, dùng cho nồi hơi, tháp tản nhiệt, hệ thống PCCC,…
  • Motor giảm tốc: dây chuyền sản xuất phân bón, sản xuất sắt thép, motor máy tời trong xây dựng,…
  • Motor kéo: động cơ 3 pha được dùng cho các loại máy bơm nước do có tốc độ cao,…

IV. Cách đấu dây động cơ 3 pha.

Đấu dây là một phần quan trọng của động cơ điện 3 pha, nếu không được thực hiện cẩn thận và đúng cách nó có thể dẫn đến nhiều nguy cơ. Chúng ta đấu dây theo các cách khác nhau tuỳ vào thông số của động cơ điện và mạng điện. Thông thường, có 2 cách đấu dây cho động cơ 3 pha đó là: đấu dây tam giác và đấu dây hình sao.

Bài Hay  Phân biệt máy phát điện đồng bộ không chổi than và máy phát điện chổi than

1. Đấu dây động cơ điện 3 pha đấu tam giác.

Động cơ 3 pha được đấu dây theo hình tam giác khi động cơ điện có thông số là 220V/380V, điện áp của mạng lưới điện là 110V/220V. Ở trường hợp này, chúng ta đấu dây điện theo hình tam giác để phù hợp với mức thông số điện áp của động cơ điện ở mức tối thiểu là 220V, điện áp của mạng lưới điện ở mức tối đa là 220V. Dưới đây là sơ đồ cách đấu dây hình tam giác.

2. Đấu dây động cơ điện 3 pha đấu hình sao.

Chúng ta đấu dây động cơ điện 3 pha theo phương pháp đấu dây hình sao khi thông số điện áp định mức của động cơ là 220V/380V còn điện áp của mạng lưới điện là 220V/380V. Trong trường hợp này, dây được đấu hình sao để phù hợp với mức điện áp định mức tối thiểu của động cơ là 220V và điện áp tối đa của mạng lưới là 380V. Dưới đây là sơ đồ cách đấu dây bằng phương pháp đấu hình sao.

Động cơ 3 pha được ứng dụng vào các dây chuyền sản xuất đòi hỏi cần công suốt lớn như dây chuyền sản xuất gạch không nung, dây chuyền sản xuất nước khoáng tự động, dây chuyền sản xuất bánh tráng ..

Trên đây là các thông tin về động cơ điện 3 pha mà chúng tôi vừa chia sẻ để giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi động cơ 3 pha là gì, nguyên lý và cấu tạo ra sao. Uniduc chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục theo dõi các bài blog tiếp theo của Uniduc để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích.

Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !

Hotline / Zalo: 0903 666 014

Website: https://uniduc.com/vi

————-////——————————————–////————

HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.

Bạn đang xem bài viết: Động cơ 3 pha là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo. Thông tin do Elive chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment