Lá bàng tươi: Vị thuốc có nhiều tác dụng không ngờ

Lá bàng tươi: Vị thuốc có nhiều tác dụng không ngờ

bác sĩ nguyễn thị ngọc thi

Lá bàng tươi là bộ phận lá từ cây bàng. Cây bàng từ lâu đã được nhiều nơi trồng quanh nhà để làm cảnh, che bóng mát. Cây rất đỗi thân thuộc với người dân nước ta. Trong dân gian cũng có lưu truyền bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá bằng rất hiệu nghiệm. Hãy cùng YouMed tìm hiểu thêm về công dụng của lá bàng qua bài viết sau đây nhé.

Nội dung bài viết

Lá bàng tươi là gì?

Cây bàng có tên khoa học: Terminalia catappa L. họ Bàng – Combretaceae.

Lá bàng tươi gọi là Folium Terminalia catappae.

Cây bàng có thân to, là cây lâu năm. Cây có thể cao đến 20m, có các cành mọc dạng vòng. Lá bàng rất to dài 20-30cm, rộng 10-15cm, có hình trái xoan ngược, phần chóp tròn, gốc thon lại và cụt, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới lá có lông nhung nhạt. Hoa nhiều, mọc thành dạng bông, có lông hung dài 15-20cm. Quả bàng hình trái xoan, trơn láng nhọn 2 đầu, mép rìa 2 bên hẹp, quả dài 4cm, rộng 3cm. bên trong quả có cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạt trắng, chứa nhiều dầu béo.

Cây mọc hoang nhiều ở trên các đảo, vùng ven biển. Cây cũng được trồng nhiều nơi để lấy bóng mát. Vào khoảng tháng 2, cây thường thay lá, các lá già rụng đi, cây tự mọc lá non. Cây ra hoa từ tháng 3-7, từ tháng 4-9 thì có quả.

Lá bàng tươi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Thành phần hóa học

Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã tìm thấy nhiều chất có giá trị trong lá bàng tươi. Các chất này gồm có: flavonoid, tanin, saponin, chloroform, glycosides, alkaloids, carbohydrates, protein, amino acid…

Bài Hay  Cây mã đề nấu nước uống có tác dụng gì? Cách làm ra sao?

Công dụng của lá bàng tươi

1. Kháng khuẩn, kháng nấm

Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để chứng minh công dụng kháng khuẩn, kháng nấm của lá bàng tươi. Các nhà khoa học đã cho thí nghiệm với nhiều chủng vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm khác nhau, như Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Eschiershea coli, K. pneumonea, Citrobacter sp., Pseudomonas aerogenosa và nấm Candida albicans, Aspergillus. Kết quả thu về đều cho hiệu quả điều trị tốt.

Dân gian cũng hay sử dụng loại dược liệu này để điều trị viêm da cơ địa. Thuốc được dùng với dạng đắp ngoài hoặc tắm. Chính những nhiên cứu về công dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên của lá bàng đã làm căn cứ cho hiệu quả điều trị tốt của lá bàng trong viêm da cơ địa.

2. Kháng viêm

Theo một thí nghiệm được thực hiện trên chuột, dịch chiết lá bàng tươi có khả năng kháng viêm. Người ta làm cho chuột bị phù tai cấp và mạn. Sau đó cho điều trị với nhiều loại dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cây bàng.

Kết quả cho thấy, dịch chiết phân đoạn chất chloroform trong lá bàng vẫn còn tươi cho hiệu quả vượt trội hơn cả. Chất này làm giảm phù tai trên chuột cả cấp và mạn với tỉ lệ cao. Điều này chứng tỏ, lá bàng tươi có hiệu quả trong điều trị viêm.

3. Chống đái tháo đường

Lá bàng tươi có khả năng ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa đái tháo đường. Trong các thí nghiệm gần đây, người ta lấy dịch chiết lá bàng tươi để điều trị cho chuột bị gây đái tháo đường bằng alloxan. Sau 7 ngày điều trị, những con chuột này có mức đường huyết giảm và đồng thời giảm cân.

Hiệu quả này do nhiều cơ chế phức tạp. Loại dược liệu này giúp bảo vệ và tăng sinh tế bào b tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định). Đồng thời, ức chế hiệu quả của men a-glucosidase. Đây là men chính trong quá trình thoái giáng carbonhydrate thành glucose trong máu để để làm tăng đường huyết.

Bài Hay  Tác dụng của Lá Bàng, thần dược trị bệnh phụ khoa cho chị em

4. Chống ung thư

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Do trong lá có nhiều flavonoids, chloroform, saponin…Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng quét các gốc tự do. Từ đó, tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.

5. Tác dụng theo y học cổ truyền

Lá bàng tính mát. Lá bàng tươi thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp, chữa lỵ. Búp non phơi khô, tán bột rắc lên chỗ bị ghẻ, hoặc sắc lên lấy nước đặc ngậm chữa sâu răng. Có nơi dùng để trị bệnh dạ dày, ruột, gan.

Lá bàng tươi có khả năng ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa đái tháo đường

Một số bài thuốc có sử dụng lá bàng tươi

Hiện nay, lá bàng tươi chủ yếu được dùng để điều trị viêm da cơ địa. Thường dùng dưới dạng thuốc bôi, thuốc đắp hoặc tắm…

Bài thuốc bôi trị viêm da cơ địa: lấy một nắm lá bàng non rửa sạch, giã cùng một ít muối hạt. Lấy dịch thuốc bôi lên vùng da bị bệnh, đợi 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Bài thuốc đắp trị viêm da cơ địa: lấy một nắm lá bàng non rửa sạch, giã nhuyễn, đắp lên vùng da bị bệnh, sau 15 phút bỏ ra, rửa sạch lại với nước ấm.

Bài thuốc tắm trị viêm da cơ địa: lá bàng non rửa sạch, nấu sôi 10 phút cùng một ít muối hạt, để nước ấm rồi tắm. Sau đó xả lại với nước sạch.

Một số lưu ý khi sử dụng lá bàng tươi

Để quá trình điều trị viêm da cơ địa bằng lá bàng tươi được hiệu quả. Người bệnh cần hiểu rõ tình trạng bệnh trước khi sử dụng lá bàng trị bệnh. Nếu có thể, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bắt đầu điều trị với lá bàng.

  • Nên lựa chọn lá bàng non, vì lá quá già sẽ không đảm bảo dược tính đủ để trị bệnh. Cũng cần tránh những lá sâu, bệnh, để tránh gây kích ứng thêm cho da.
  • Trong quá trình điều trị, nếu có dị ứng, phản ứng bất thường thì nên dừng liệu trình điều trị lại.
  • Trong quá trình điều trị, hạn chế dùng thực phẩm dễ gây dị ứng dị, chất kích thích như: rượu, bia, hải sản, măng, cà…
  • Mặc quần áo rộng rãi , thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng da bị bệnh.
  • Tránh cào gãi lên vùng da đang điều trị
Bài Hay  Top 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Lá Bàng Hiệu Quả, An Toàn 2023

Lá bàng dùng ngoài chữa viêm da cơ địa

Lá bàng tươi là vị thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả. Ngày nay, người ta phát hiện thêm nhiều công dụng tuyệt vời của lá bàng tươi. Vị thuốc này có nhiều triển vọng trong điều trị bệnh lý viêm nhiễm, ung thư, tiểu đường. Tuy nhiên khi dùng ở bài thuốc kinh nghiệm, độc giả cần tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị. Hi vọng bài viết trên đây mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. A COMPREHENSIVE REVIEW ON PHARMACOLOGICAL ACTIVITY OF TERMINALIA CATAPPA (COMBRETACEAE)- AN UPDATEhttps://www.academia.edu/35867142/A_COMPREHENSIVE_REVIEW_ON_PHARMACOLOGICAL_ACTIVITY_OF_TERMINALIA_CATAPPA_COMBRETACEAE

    Ngày tham khảo: 26/05/2021

  2. PHYTOPHARMACOLOGICAL SIGNIFICANCE OF TERMINALIA CATAPPA L.: AN UPDATED REVIEWhttps://www.academia.edu/25069843/PHYTOPHARMACOLOGICAL_SIGNIFICANCE_OF_TERMINALIA_CATAPPA_L_AN_UPDATED_REVIEW

    Ngày tham khảo: 26/05/2021

  3. Lá bàng chữa viêm da cơ địa và cách thực hiện hiệu quảhttps://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/la-bang-chua-viem-da-co-ia-va-cach-thuc-hien-hieu-qua

    Ngày tham khảo: 26/05/2021

  4. ANTIMICROBIAL ACTIVITY OF DIFFERENT VARIETIES OF TERMINALIA CATAPPA LEAVEShttps://ijpsr.com/bft-article/antimicrobial-activity-of-different-varieties-of-terminalia-catappa-leaves/?view=fulltext

    Ngày tham khảo: 26/05/2021

Có thể bạn quan tâm

Cọ lùn và những công dụng không ngờ cho sức khỏe nam giới
Sâm cau rừng: Vị thuốc dân tộc chữa liệt dương
Cây Báng: Loài cây ngỡ lạ mà quen
Các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe cùng công dụng và cách dùng
Trúc diệp: Vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu quanh ta
Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong và lưu ý khi dùng

Bạn đang xem bài viết: Lá bàng tươi: Vị thuốc có nhiều tác dụng không ngờ. Thông tin do Elive chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment