Lựa chọn của người tiêu dùng

Vi mô – Chương 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Vi mô – Chương 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Nếu như người tiêu dùng có một lựa chọn mua sản phẩm như bia, anh ta sẽ tiếp tục mua cho tới khi lợi ích cận biên đúng bằng giá cốc bia (Lợi ích cận biên là lợi ích nhận thêm được khi uống thêm 1 cốc bia). Vấn đề khó khăn ở đây là lợi ích là rất khó đo đếm, càng uống nhiều bia anh ta càng mất lý trí và tính toán càng sai. Vì vậy một điều kiện quan trọng trong kinh tế học đó là người tiêu dùng phải có lý trí, biết rõ cái gì hơn cái gì.

Giả sử chúng ta ăn buffet với mức giá cố định là 300.000 đ. Bạn biết rõ ràng là bạn vừa phải thỏa mãn nhu cầu ăn ngon và đủ của mình, vừa phải làm sao để ăn nhiều nhất có thể (sao cho tổng thể chi phí để làm ra chỗ thức ăn đó gần sát tới 300k, cao hơn càng tốt). Đứng trước một dãy các lựa chọn, bạn nên chọn chiến lược ăn thế nào để đạt mục tiêu?

Thông thường trong bữa buffet ta hay tập trung vào khoảng 3 món ăn chính mà ta cảm thấy ngon, và chén tận lực cho tới khi no. Vấn đề lớn là ăn một con mực đầu tiên sẽ thấy ngon, con mực thứ hai đã kém ngon hơn rồi. Vì vậy giải pháp là bạn phải tính toán được các thông số sau:

– Giá tiền của chỗ thức ăn đó là bao nhiêu? (1)

– Nó sẽ làm tăng bao nhiêu % độ no của bạn (giả sử như 100% là bạn không thể tiếp tục ăn được nữa). Đây là chi phí cơ hội. (2)

– Lợi ích của bạn nhận được: cảm giác ngon miệng. (3)

Giả sử như sự lựa chọn tuân theo quy luật không cạnh tranh, cơ hội không giảm dần theo thời gian thì chừng nào (1) + (2) còn nhỏ hơn (3) thì bạn sẽ còn ăn món đó. Ở một số nơi ta có thể ăn theo cách là mua 300K một cái thẻ; với cái thẻ có chứa 300K này ta sẽ lựa chọn việc ăn uống của ta; sẽ rất đúng trong trường hợp này. Còn trong trường hợp này vì (1) đã chi trước và không đổi theo các lựa chọn nên nó chỉ có xu hướng định hướng ta chọn món đắt tiền thay vì ăn bánh mì hay bánh bao.

Bài Hay  Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng

Lựa chọn tối ưu là bạn chọn một danh sách các món sao cho tổng lợi ích là cao nhất. Bạn có thể lặp lại một món ăn nhưng phải tính được lợi ích cận biên nhận được có cao hơn so với lợi ích cận biên của các món khác không.

Vì vậy lần sau nếu có đi chợ cho gia đình, đứng trước một dãy các lựa chọn món ăn thì nhớ mang theo máy tính cũng như bảng quy đổi lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình đối với món ăn. Nhớ rằng tập trung toàn bộ số tiền được phép của bữa ăn đó vào một món ăn là không thông minh, phải mua mỗi thứ một ít sao tổng lợi ích gia đình bạn nhận được là lớn nhất. Chú ý cần đảm bảo sự phân chia lợi ích công bằng giữa các thành viên trong gia đình để tránh tranh chấp. Tất cả các cuộc bạo động, biểu tình, xung đột, chiến tranh đều là do người ta cảm thấy mình không được nhận lợi ích công bằng như người khác.

Để cho đầu bạn đỡ bốc khói vì lo nghĩ trong tính toán, tổng lợi ích tối đa sẽ đạt được khi lợi ích cận biên tính trên một đồng chi tiêu của các hàng hóa là bằng nhau. Đây được gọi là nguyên tắc tiêu dùng cân bằng cận biên. MU1/P1=MU2/P2=…=Mu5/P5. Ta sẽ chứng minh điều này ở phần tiếp theo.

Đường ngân sách

Giả sử như tổng chi tiêu hay ngân sách ta dành cho một tháng là 10 triệu đồng. Ta có rất nhiều sự lựa chọn để tiêu số tiền này, ví dụ như ta có thể mua 10tr tiền tăm, 10 tr tiền thịt bò hoặc là mua quần áo hết số này. Tất nhiên là ta không làm thế, ta sẽ mua một giỏ hàng hóa cho gia đình. Tính toán làm sao để giỏ hàng hóa này mang lại tổng lợi ích lớn nhất đó là việc quan trọng.

Giả sử ta có hai mặt hàng X và Y có giá tương ứng là Px và Py thì phương trình của đường ngân sách là I= Px.X + Py.Y. Khi X =0 thì có nghĩa là ta sẽ mua được số lượng tối đa của Y và khi Y=0 thì ta mua được tối đa số lượng X. Khi thay đổi X và Y thì ta chỉ có thể di chuyển trên đường thằng này. Nếu điểm kết hợp nằm bên trong thì có nghĩa là ta tiêu chưa hết tiền, những điểm bên ngoài là những điểm không thể mua được trừ khi ta bổ sung thêm tiền vào ngân sách. Đường này ta sẽ thấy gần giống với đường giới hạn khả năng sản xuất vì bản chất là giống nhau.

Bài Hay  Lecture notes 1.2 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Khi thu nhập thay đổi, nói đúng hơn là khi ngân sách dành cho chi tiêu tăng lên hay giảm đi thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển sang phải hoặc trái. Khi giá một hàng hóa thay đổi thì đường ngân sách sẽ xoay.

Độ dốc của đường ngân sách = -Px/Py

Đường bàng quan

Bàng quan có nghĩa là không quan tâm, nó thể hiện việc người tiêu dùng không có sự phân biệt giữa các lựa chọn vì mọi sự kết hợp đều mang lại lợi ích như nhau. Đường biểu diễn các điểm kết hợp mà lợi ích bằng nhau gọi là đường bàng quan, đường đồng mức thỏa mãn.

Trong hình trên Lợi ích chọn ( mua A sp Y và D sp X) = Lợi ích chọn (mua B sp Y và C sp X).

Tỷ lệ thay thế cận biên MRS là số đơn vị hàng hóa X cần mua thêm khi giảm đi một đơn vị hàng hóa Y để vẫn đạt mức lợi ích cũ = – MUx/MUy

Chú ý là đường cong này không phải đường cong lợi ích cận biên, nó chỉ biểu thị sự kết hợp giữa hai mặt hàng X và Y mà những điểm trên đường thằng này là sự kết hợp về mặt lượng của X và Y cho lợi ích bằng nhau.

Trên thị trường có rất nhiều người tiêu dùng, các đường bàng quan của người tiêu dùng tạo thành Bản đồ đường bàng quan. Vì cảm nhận lợi ích họ nhận được khác nhau nên các đường bàng quan không trùng nhau, các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì cảm nhận về lợi ích của người tiêu dùng càng nhiều.

Bài Hay  Bài 1: Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng

Đối với hàng hóa thay thế hoàn hảo (như Coca với Pepsi) thì người ta có thể tiêu dùng hoàn toàn X mà không tiêu dùng Y và ngược lại vì vậy nó là đường thẳng bắt đầu và kết thúc trên trục tung và trục hoành.

Đối với hàng hóa bổ sung hoàn hảo thì việc tiêu dùng hàng hóa X phải đồng thời với tiêu dùng hàng hóa Y vì vậy nó là 2 đường vuông góc song song với các trục.

Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng

Điểm mà người tiêu dùng đạt được tổng lợi ích cao nhất với một khoản ngân sách xác định là điểm mà đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất.

Tại điểm E này độ dốc của hai đường là bằng nhau vì vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là MUx/Px = MUy/Py

Nếu người tiêu dùng chọn điểm E1 thì họ vẫn còn ngân sách trong khi điều kiện đưa ra là phải tiêu hết ngân sách

Nếu người tiêu dùng chọn điểm E2 thì mặc dù rằng tổng lợi ích tại điểm đó lớn hơn E nhưng họ lại không đủ tiền mua vì nó nằm ngoài đường ngân sách.

Nếu như người tiêu dùng chọn điểm E3 thì họ tiêu hết tiền vì nó nằm trên đường giới hạn NS nhưng lại không đạt được lợi ích tối đa vì lợi ích tại E3 thấp hơn lợi ích tại E.

Thông thường thì ta chỉ có thể phân hoạch được những khoản chi lớn như tiền cho các chi phí cố định (điện, nước,..), tiền cho tiêu dùng cá nhân của mỗi thành viên, tiền học cho bọn trẻ. Các phân hoạch nhỏ hơn thường khó và vì vậy rất ít khi chúng ta có thể tối ưu hóa được việc sử dụng ngân sách. Chủ yếu chúng ta chú ý ở đây là chi phí cơ hội trong đường ngân sách, việc tiêu dùng quá tay một mặt hàng X sẽ phải trả giá bởi mặt hàng Y.

Budget Constraint: ràng buộc ngân sách

Indifference Curve: đường bàng quan

Budget Line: đường ngân sách

Market basket: giỏ hàng hóa

Bạn đang xem bài viết: Lựa chọn của người tiêu dùng. Thông tin do Elive chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment