Những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả

Chuyên Gia Chia Sẻ Phương Pháp Giúp Con Học Tập Trung | Bút Vàng
Chuyên Gia Chia Sẻ Phương Pháp Giúp Con Học Tập Trung | Bút Vàng

Những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả

Phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả, không cần dùng đến đòn roi quả thật là một vấn đề đau đầu của các bậc phụ huynh. Việc trẻ kém tập trung trong học tập khiến cho phụ huynh lo lắng. Sợ thành tích học tập kém nhưng lại không biết phải hỗ trợ trẻ như thế nào để tốt hơn. Nếu đang muốn biết những phương pháp giúp trẻ tập trung đúng cách thì đừng bỏ lỡ nội dung trong bài viết dưới đây nhé!

Bé không tập trung có là chuyện bình thường?

Hầu hết các bé trong những năm tiểu học đều có sự hiếu động, vì độ tuổi này các bé vẫn chưa tập trung nếu không có phụ huynh giám sát. Và hầu hết phụ huynh đều lo lắng và phiền lòng bởi các bạn nhỏ thường lấy lý do như uống nước, đi vệ sinh, đói bụng,… Mặc dù bố mẹ ra sức hò hét muốn trẻ ngồi nghiêm túc vào bàn học tập.

Bé chỉ thật sự tập trung vào những điều bé thích thú và quan tâm. Vì thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn ở đại não của mỗi người đều rất ngắn ngủi. Chính vì thế mà dù là khi học trên lớp hay ở nhà, cũng sẽ nghịch ngợm, không tập trung được lâu. Bên cạnh đó vì nội dung chương trình học cũng khá nặng và khô khan so với trẻ. Nên trẻ sẽ bị kém tập trung trong quá trình học.

Trong não bộ của trẻ nhỏ đều tồn tại một khu để điều khiển sự tập trung của trẻ. Và bắt đầu khi lên 5 tuổi hoặc khi trẻ bắt đầu đi học sẽ gặp những khó khăn về việc điều khiển sự tập trung.

Các bậc bố mẹ có thể tác động vào các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài, giúp trẻ cải thiện sự tập trung dần dần. Cần lưu ý là cách dạy dỗ hướng dẫn của bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên những thói quen có ích cho trẻ.

Trẻ con trong độ tuổi này còn chưa ý thức được tầm quan trọng của học tập. Việc mất tập trung là hiện tượng bình thường nên bố mẹ đừng quá lo lắng. Hãy thử áp dụng những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài trong nội dung của bài viết nhé.

Khi nào thì cần những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài?

Khi trẻ chưa có tính tự giác trong học tập

Trẻ thiếu tính tự giác trong quá trình học tập là một trong những lý do khiến trẻ mất tập trung. Vì thế nên các bậc bố mẹ nếu muốn con trẻ tự giác thì phải rèn luyện sự siêng năng chăm chỉ và chú ý hơn trong lúc học tập bằng những cách thức đúng đắn.

Nếu tạo được thói quen tốt và hình thành tính cách, giúp trẻ cảm thấy yêu thích hơn đối với việc học. Sẽ tiết kiệm được thời gian của bố mẹ rất nhiều, sẽ không cần thúc ép con vào bàn học mỗi tối nữa.

Khi con chưa thật sự tập trung học

Có nhiều trường hợp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học, từ 2 đến 3 tiếng nhưng lại không có hiệu quả cao. Đó là vì sự mất tập trung ảnh hưởng đến hiệu suất trong học tập khá lớn. Vì trong 2 đến 3 tiếng trẻ học, nếu không tập trung thì liệu phần trăm thời gian con thật sự dành để chăm chú học là bao nhiêu.

Bài Hay  #Bật mí cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái giúp nhớ siêu nhanh

Còn lại thời gian dành cho làm việc riêng, suy nghĩ vu vơ, ngồi chơi. Nếu có những phương pháp giúp trẻ cảm thấy hứng thú với việc học và gạt được những suy nghĩ về các yếu tố xung quanh thì mới có thể hiệu quả được.

Khi thành tích học tập của con không tốt

Việc thành tích học tập không tốt có một phần nguyên nhân từ sự thiếu tập trung. Con trẻ thường bị chi phối sự quan tâm vì những lý do khách quan xung quanh. Không tập trung nghe giảng trên lớp, lơ là những kiến thức quan trọng mà giáo viên đang truyền tải. Nên bố mẹ cần có những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả. Để trẻ cải thiện thành tích học tập.

Những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả

Hướng dẫn bé cách tập trung

Không phải ai cũng có khả năng làm nhiều việc trong cùng một lúc, trẻ em lại càng không. Các bậc bố mẹ nên hướng dẫn trẻ khi làm một việc nào đó, nên tập trung chỉ dành một khoảng thời gian nhất định để thực hiện.

>>> Xem thêm: Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả

Chẳng hạn như khi chơi đồ chơi thì không xem tivi hay đang ăn cơm thì không đọc truyện. Điều này giúp trẻ chỉ tập trung làm một việc và không bị xao lãng bởi những việc khác.

Chia nhỏ công việc cần làm

Từ một công việc, nhiệm vụ lớn, phụ huynh có thể giúp con cách chia nhỏ thành các nhiệm vụ. Việc này giúp các bé dễ dàng kiểm soát và quản lý những công việc cần làm. Khi gặp một công việc lớn thì chúng có nhiều nhiệm vụ nhỏ, nếu không chia ra trẻ sẽ dễ bị rối dẫn đến không biết nên làm việc nào trước việc nào sau. Từ đó sẽ nảy sinh cảm giác nản, thiếu kiên nhẫn và mất tập trung.

Ngược lại nếu như ngay từ đầu bé đã chia nhỏ nhiệm vụ, giải quyết từng vấn đề thì sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng hơn. Giúp trẻ tập trung hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Phương pháp này chẳng những giúp trẻ tập trung mà còn rèn luyện kỹ năng nhìn nhận và xử lý vấn đề hiệu quả.

Tạo danh sách mục tiêu

Đôi lúc sự mất tập trung là do không biết phải tập trung vào điều gì. Chính vì thế mà trước khi bắt đầu học tập, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ lập một danh sách mục tiêu cần phải làm theo thứ tự ưu tiên. Sau đó sẽ thực hiện và hoàn thành dần dần những việc cần làm. Phương pháp dạy trẻ tập trung học bài này sẽ giúp trẻ hoàn thành những mục tiêu trong khoảng thời gian cụ thể.

Hãy bắt đầu từ viết tạo danh sách mục tiêu ra giấy để rèn luyện. Khi trở thành thói quen thì các con có thể tự lập danh sách trong đầu. Ví dụ như mục tiêu là phải hoàn thành bài tập về nhà, ghi nhớ công thức mới, xem trước bài mới. Sau khi hoàn thành mục tiêu có thể nghỉ ngơi và thư giãn ngắn trước khi thực hiện nhiệm vụ mới.

Tạo môi trường học tập nghiêm túc

Tại không gian học tập nếu bừa bộn hoặc thiếu sáng cũng có thể gây mất tập trung. Nên tạo cho trẻ một không gian học tập gọn gàng thoáng đãng, hạn chế tiếng ồn. Có nhiều ánh sáng tự nhiên vì sẽ giúp kích thích khả năng tư duy. Khu vực học tập chỉ đặt dụng cụ học tập và sách vở cần thiết. Đây là một trong những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài có hiệu quả.

Hạn chế ăn vặt và tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng

Theo kết quả nghiên cứu chứng minh rằng những thực phẩm như nước có ga, đồ ăn vặt, bỏng ngô, thịt xông khói có khả năng gây nên hội chứng “sương mù não”.

Làm giảm sự tập trung và khả năng ghi nhớ của trẻ. Chính vì thế nên hạn chế ăn vặt và cố gắng ăn uống theo chế độ khoa học là rất cần thiết để cải thiện sự tập trung. Các bậc phụ huynh có thể bổ sung thêm DHA từ cá, thực phẩm chứa vitamin B, B12.

>>> Xem thêm: Phương pháp tự học hiệu quả dành cho mọi lứa tuổi

Bổ sung canxi, tăng tuần hoàn máu lên não

Khi bổ sung tác động vào các nhóm cơ và xương, tăng canxi cho xương khớp chắc khỏe. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu lên não giúp trí tuệ minh mẫn, cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó kích thích sự hứng phấn và sáng tạo giúp tập trung hơn.

Bài Hay  Trẻ mất tập trung: Nguyên nhân, phương pháp dạy con hiệu quả

Chế độ ngủ khoa học hợp lý

Nếu chế độ ngủ hợp lý và đầy đủ có thể giúp thiết lập khả năng ghi nhớ và tập trung của não bộ trẻ. Khi trẻ ngủ không đủ giấc sẽ gây cảm giác mệt mỏi phân tâm vào ngày hôm sau. Tùy vào độ tuổi mà sẽ có thời gian ngủ phù hợp khác nhau.

  • Đối với từ 1-2 tuổi thì thời gian ngủ tổng từ 11-14 giờ, giấc ngủ ban đêm chiếm khoảng 11 giờ.
  • Đối với 3-5 tuổi thì thời gian ngủ tổng từ 10-13 giờ, giấc ngủ ban đêm chiếm khoảng 10-13 giờ.
  • Đối với 6-12 tuổi thì thời gian ngủ tổng nên từ 9-12 giờ.

Cách giúp bé tập trung ở từng độ tuổi

Mặc dù những cách được chia sẻ trên mang lại hiệu quả tốt. Thế nhưng, không phải cùng một lúc, bạn đều áp dụng tất cả cho bé nhà mình. Bởi lẽ mỗi độ tuổi sẽ có mức độ tập trung khác nhau, và khả năng tập trung của mỗi bé cũng sẽ khác nhau. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu và chia phương pháp giúp bé tập trung theo từng độ tuổi phù hợp:

Cách giúp trẻ 3 tuổi tập trung

Cách giúp trẻ tập trung khi học ở độ tuổi lên 3 khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu rất nhiều. Bởi lẽ, ở tuổi này, bên trong bé luôn tràn đầy năng lượng và đặc biệt, bé không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, hay im lặng trong thời gian dài. Theo các chuyên gia, việc khiến bé tập trung khi 3 tuổi là rất khó, cần có sự kiên trì, hỗ trợ từ cả cha bè mẹ.

Dưới đây là một số cách dạy trẻ tập trung ở tuổi lên ba phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng thêm:

  • Nhẫn nại liên tục nhắc nhở bé phải tập trung hoặc hoàn thành nốt công việc gì đấy.
  • Trong lúc giúp bé tập trung, hãy loại bỏ toàn bộ những tác động từ bên ngoài, những sự vật, sự việc khiến bé dễ bị thu hút: máy tính, điện thoại, mở tivi, tiếng nhạc, nơi đông người, đồ chơi bé thích, …
  • Sử dụng từ ngữ hứng thú, trò chơi ghi nhớ để rèn luyện sự tập trung của bé một cách tự nhiên.
  • Luôn khen ngợi nếu bé hoàn thành tốt công việc để bé ý thức rằng khi làm tốt, mình sẽ được khen và được thưởng. Từ đó, bé sẽ nỗ lực hơn.
  • Liên tục thực hiện các phương pháp giúp trẻ tập trung học bài mỗi ngày để bé làm quen với việc này.

Cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ mầm non

Sự tập trung ở độ tuổi mầm non là cần thiết, khi ở tuổi này, bé đã bắt đầu tò mò và khám phá, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài rất nhanh. Thế nhưng, nếu không tập trung, lượng kiến thức của bé sẽ thua thiệt và ảnh hưởng đến quá trình học tập, tiếp thu kiến thức sau này.

Đối với trẻ mầm non, các cha mẹ cần:

  • Thể hiện rõ tình yêu thương của mình đối với con cái để lấy lòng con trẻ thay vì khó tính và bắt bé tập trung bằng la mắng, dọa nạt khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý. Việc con cái cảm nhận được tình yêu của cha mẹ sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn khi muốn bé tuân thủ quy định và tập trung khi làm việc gì đó.
  • Hãy chơi cùng trẻ cũng là cách dạy trẻ tập trung. Bởi lẽ, tuổi mầm non sẽ nhìn và hành động giống với những gì bé thấy. Khi cha mẹ học và chơi cùng bé, bé sẽ cảm nhận được và thực hiện theo đúng những gì ba mẹ làm. Nếu ba mẹ tập trung, bé sẽ tập trung, nếu ba mẹ thường xuyên xao nhãng, bé cũng vậy.
  • Không để bé đói: Đói sẽ khiến bé thường xuyên thèm ăn và mất tập trung. Do đó, hãy đảm bảo bụng bé đầy đủ dưỡng chất và không bị đói ở bất kỳ thời gian nào.
  • Hạn chế cho bé sử dụng các thiết bị thông minh nhằm cải thiện sự tự giác, cũng như suy nghĩ của bé. Các thiết bị thông minh sẽ khiến bé trở nên lười biếng và mất đi tinh thần tập trung cao độ, linh hoạt động các vấn đề cần bé giải quyết. Không những thế, thiết bị thông minh khiến bé ảnh hưởng rất nhiều.
  • Có thời gian biểu thu hút: Muốn bé tập trung, hãy xây dựng thời gian học tập hợp lý cùng phương pháp dạy trẻ khó học riêng biệt với đối tượng con mình. Thay vì tiết học quá nhiều chữ, hãy chơi nhiều hơn và giúp bé hoạt động nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp vừa dạy vừa chơi thích hợp với bé mầm non mẹ có thể tham khảo thêm.
Bài Hay  13 cách dạy con tập trung học bài tại nhà hiệu quả nhất

Trẻ 5 tuổi học không nhớ mặt số phải làm sao?

Trẻ 5 tuổi không nhớ mặt số là một trường hợp không quá hiếm gặp hiện nay. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Tuy nhiên, nếu ba mẹ kiên trì dạy chữ số cho con, bé sẽ nhớ và thuộc được tất cả các chữ số.

Một số phương pháp giúp bé nhớ mặt số cũng như mặt chữ mẹ có thể áp dụng như:

Tạo môi trường học tốt cho bé

Một không gian yên tĩnh và không bị quấy rầy bởi bất kỳ tác nhân nào là điều mà phụ huynh nên chuẩn bị riêng cho con khi bước vào tuổi học chữ, học số. Góc học tập phải tạo cho bé cảm giác thoải mái và thích thú nhất. Điều này sẽ giúp bé có hứng trong các giờ học. Đồng thời bé sẽ ý thức được việc tự giá học bài.

Viết số ở bất kỳ đây

Một trong những phương pháp giúp trẻ tập trung học bài với những con số chính là hãy để bé viết số ở bất kỳ nơi đâu: trên tường, sàn nhà, cát, đất sét, … Việc viết lên nhiều bề mặt như thế sẽ khiến bé vui vẻ hơn rất nhiều, đồng thời bé cũng kích thích được giác quan của bản thân, tự nhiên ghi nhớ được mặt số và có thể hình thành các con số trong đầu nhanh chóng.

Lồng ghép học số trong các hoạt động thường ngày

Hãy hỏi bé “con có bao nhiêu viên kẹo”, “con muốn mua bao nhiêu đồ chơi”, “gia đình chúng ta có bao nhiêu thành viên”, “Còn bao nhiêu bước chân nữa là về đến nhà”, … để bé được thực hành đếm số trong mọi hoạt động của mình. Thay vì ép bé học tập, hãy tạo ra những trò chơi đếm số để thử thách bé.

Tập tô màu chữ số theo hướng mũi tên

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tô màu nhằm kích thích sự học tập của bé. Cha mẹ có thể mua cho bé cuốn tô màu liên quan đến số với cách tô màu theo chiều mũi tên để khi tô bé có thể dễ dàng nhớ được hình dáng số và tự viết theo bản năng.

Học chữ số qua số điện thoại

Hãy dạy bé nhớ số điện thoại của ba hoặc mẹ, hoặc những người quan trọng. Đây không chỉ là một cách dạy tốt mà còn giúp bé trong các trường hợp khẩn cấp.

Dạy bé đếm mọi lúc mọi nơi

Hãy liên tục tạo ra thử thách khi bảo bé đếm tất cả mọi thứ trong nhà, khi đi siêu thị, hoặc nói chuyện cùng bé. Bên cạnh đếm xuôi, ba mẹ cũng nên dạy bé đếm ngược để kích thích sự linh hoạt và giúp bé tư duy tốt hơn, nắm được giá trị của những con số.

Lời kết

Qua những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài mà bài viết đã chia sẻ rất chi tiết được chia sẻ bởi Trường dạy nghề Seoul Academy. Hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập, cải thiện sự tập trung. Chúc các bậc bố mẹ thành công với những phương pháp trên và trẻ sẽ có những tiến bộ vượt bậc hơn trong học tập.

Bạn đang xem bài viết: Những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả. Thông tin do Elive chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment