Sơ đồ các hướng chính được quy định trên bản đồ.
Câu 2. Muốn xác định được phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. kí hiệu bản đồ.
B. bảng chú giải.
C. các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
D. toạ độ của các địa điểm trên bản đồ.
Đáp án: C.
Câu 3. Quan sát hình vẽ (khu vực Đông Bắc Á), cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D.
– Đầu tiên xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trong hình. Đường song song với kinh tuyến là đường chỉ hướng bắc – nam; đường song song với vĩ tuyến là đường chỉ hướng đông – tây. Ta thấy AOC là đường song song với kinh tuyến, DOB là đường song song với vĩ tuyến.
– Các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D:
+ O đến A : theo hướng bắc.
+ O đến C : theo hướng nam.
+ O đến B : theo hướng đông .
+ O đến D : theo hướng tây.
Câu 4. Thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm. Toạ độ địa lí của một điểm là cho biết điều gì?
– Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường Xích đạo).
Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó.
– Điểm có toạ độ địa lí là
(nằm trên kinh tuyến 20
0
T và vĩ tuyến 10
0
B) nghĩa là điểm đó nằm cách kinh tuyến gốc 20
0
về phía tây và nằm cách Xích đạo 10
0
về phía bắc.