Nước Cốt Lá Bàng Đậm Đặc – Hệ Thống Siêu Thị Cá Cảnh, Thủy Sinh Hoàng Lam

Cách làm và bảo quản nước cốt lá bàng siêu đậm đặc
Cách làm và bảo quản nước cốt lá bàng siêu đậm đặc

Nước Cốt Lá Bàng Đậm Đặc

Công dụng của lá bàng đối với cá cảnh?

Bạn đã từng nuôi cá cảnh? Bạn biết đến lá bàng có tác dụng đối với dòng betta? Cách bào chế lá bàng cho bể cá cảnh nhà bạn? Cùng tìm hiểu về các ứng dụng hay của lá bàng xem sao nhé

Lá bàng có tác dụng làm giảm độ pH của nước nhưng không đáng kể . Lá bàng có chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho cá cảnh nói chung và các loại cá betta nói riêng.

Với cá chọi đá

Sau những lần đánh nhau các vây bị rách nát nhiều, vẩy cũng bị bong. Cá thường bị suy nhiều sau những trận chiến như thế này hay sau khi đẻ trứng thụ tinh. Để cho cá khỏi bị viêm các vết thương và đỡ bị nghiêm trọng, người ta thường bỏ vào bể 1 lá bàng sẽ giúp cá mau lành các vết thương .

Với cá cảnh nói chung

Trong việc chăm nuôi cá cảnh người ta cũng hay dùng lá bàng, vì lá bàng giúp kích thích khả năng sinh sản , bảo vệ trứng cá khỏi sự tấn công của các vi khuẩn , tăng số trứng được thụ tinh. Tác dụng của lá bàng là giữ sạch nước không bị nấm, giúp cá không bị căng thẳng, ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác. Mục đích chính là để phòng ngừa bệnh nát vây, nấm trên vây. Không những vậy , lá bàng còn giúp tăng cường miễn dịch.

Làm sạch lá bàng khô trước khi dùng và nên sử dụng lá bàng với nước mới, sau 1 đến 2 ngày lá sẽ làm nước biến đổi thành màu nâu và cung cấp một số axit hữu cơ như axit humic và axit tannic cho nước, nó giúp tạo một môi trường tự nhiên của hầu hết các con cá nhiệt đới. Lá Bàng chiết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước. Chiết xuất lá Bàng còn có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá , do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ phát triển .

Bài Hay  Lá bàng tươi: Vị thuốc có nhiều tác dụng không ngờ

Ngoài ra , lá bàng cũng có thể xử lý kim loại nặng trong nước (rất có hại cho cá), đây là điều mà ít ai biết đến. Về liều dùng thì mình thấy ở trên mạng rất nhiều, nhưng đa số là 1 lá >= 15cm cho 20 lít nước. Dùng ngâm cá trong 10 ngày !

SỬ DỤNG LÁ BÀNG CHO BỂ CÁ RỒNG

Vào khoảng thập niên 1996, những người mê

cá rồng

đến Indonesia để truy tìm những giống

huyết long đẹp

, tại đây người ta đã phát hiện ra một điều khá lí thú, những bầy huyết long sống dưới ao hồ có những tảng lá bàng khô rớt xuống thì màu sắc rực rỡ hơn những bầy

huyết long

được nuôi trong những ao hồ không có lá bàng, từ đó những nhà nghiên cứu lưu tâm và tìm ra những công dụng rất tốt của lá bàng đối với

cá rồng

.

– Cây bàng với danh pháp khoa học là Terminalia catappa (Terminalia special) thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Theo nhiều tài liệu, lá bàng có chứa một số flavonoid, điển hình như kamferol, quercetin… cũng như các chất tanin như punicalin, punicalagin, tercatin… các chất saponin và phytosterol… mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng từ xa xưa, lá và vỏ thân cây bàng đã được một số nền y học cổ truyền của các nước vùng Đông Á sử dụng vào mục đích trị nhiều loại bệnh.

Do lá bàng có chứa nhiều các chất và acid nhẹ như corigalin, acid galic và acid elagic, brevifolin carboxylic acid nên khi cho vào nước chúng sẽ khiến chất nước mềm hơn, chỉ số pH giảm thấp hơn từ 1-2 độ, điều đó giúp cho thần kinh cá dịu hơn, giảm được các chứng liên quan đến stress.

Bài Hay  [XEM NGAY] Công dụng của lá bàng khô khi nuôi cá cảnh

– Trong lá bàng còn chứa một số chất tương tự như kháng sinh tự nhiên nên khi ngâm cá trong môi trường nước có chứa chiết xuất lá bàng cũng giúp chúng phòng tránh được một số bệnh liên quan đến gan và tiêu hoá.

– Ngoài ra, trong

lá bàng khô

chứa lượng lớn

acid tanin

nên khiến cho cá cảm thấy thoải mái như được sống trong môi trường thiên nhiên thực thụ, từ đó cơ thể chúng kích thích lượng tế bào tạo ra màu sắc (xanthophores) phát triển, giúp cho

cá rồng

lên màu tốt hơn.

Như vậy, về tổng quan thì lá bàng giúp cho chất nước mềm hơn, làm cho cá cảm thấy thoải mái hơn, lá bàng còn giúp phòng tránh một số bệnh cho cá và đặc biệt là giúp cho cá lên màu tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng chiết xuất lá bàng cho bể cá cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề khá quan trọng sau:

1. Không sử dụng chiết xuất lá bàng khi cá đang bị nấm.

– Một số ae thường cho chiết xuất lá bàng vào nước trong quy trình trị nấm cho cá, đây là việc làm sai lầm bởi khi cá đang bị nấm tức là kháng thể của cá đang bị suy giảm, việc cho chiết xuất lá bàng vào nước khiến chất nước mềm hơn, độ pH giảm thấp hơn là nguyên nhân khiến cho kháng thể cá suy giảm nhanh hơn, vi nấm phát triển mạnh hơn.

2. Không sử dụng chiết xuất lá bàng khi trong nước có nhiều hơn 1kg muối/1000 lít nước

– Các flavonoid và các acid có trong chiết xuất lá bàng sẽ bị kết tủa trong môi trường có nhiều hơn 1kg/1000l, và phản ứng này sẽ tạo ra lớp màng sinh học trên mặt nước khiến cho NO3 trong nước tăng đột biến, lượng oxi hoà tan trong nước lại giảm đi đáng kể, nếu không khắc phục tình trạng đó sẽ khiến cho cá bị ngộ độc và dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng hơn như kênh mang, xù vảy, ngộp hoặc thậm chí là tuột nhớt và tử vong.

Bài Hay  Tác dụng của Lá Bàng, thần dược trị bệnh phụ khoa cho chị em

3. Không cho chiết xuất lá bàng vào bể có chất nước quá cũ, lâu ngày không thay nước…

– Với những bể có nước quá cũ, lâu ngày chưa thay nước thì chất nước đã mềm, lượng ammonia có thể đã vượt ngưỡng, việc bổ sung các acid và các flavonoid vào nước sẽ khiến cho chất lượng nước xuống cấp nhanh hơn, sản sinh ra nhiều độc tố hơn.

SỬ DỤNG LÁ BÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Có 2 cách để chiết xuất lá bàng, 1 là chiết xuất nguội và 2 là chiết xuất nhiệt.

– Đối với chiết xuất nguội, dùng khoảng 10 lá bàng khô (loại lớn) rửa sạch và phơi nắng cho thật khô (có thể sấy bằng lò vi sóng). Sau đó vò nát và ngâm trong 1 lít nước lọc. 5 ngày sau chúng ta lọc bỏ xác và thu được 1 lít chiết xuất nguyên chất, nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể sử dụng trong 1-2 tháng. Liều lượng sử dụng hợp lí là 50ml chiết xuất cho 100 lít nước.

– Đối với chiết xuất nhiệt, dùng khoảng 12 lá bàng khô, rửa sạch và xắt nhỏ ra nấu chung với 1 lít nước. Sau khi nước sôi khoảng 5′ thì nhắc ra, để nguội. Cho tất cả hỗn hợp vào máy say sinh tố xay nhuyễn, dùng rây lọc lấy nước cốt và bỏ xác. Cho nước cốt vào chai kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được từ 2 tuần đến 1 tháng. Liều lượng sử dụng hợp lí cũng là 50ml/100 lít nước.

Nhận Ship cod toàn quốc

Bạn đang xem bài viết: Nước Cốt Lá Bàng Đậm Đặc – Hệ Thống Siêu Thị Cá Cảnh, Thủy Sinh Hoàng Lam. Thông tin do Elive chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment